Một trong những niềm vui lớn khi được ở ngoài trời là đắm mình trong ánh sáng dịu nhẹ, ấm áp của mặt trời. Nhưng chỉ có thể tận hưởng ánh sáng ấy trong một khoảng thời gian nhất định. Qua mỗi giờ đồng hồ trong ánh nắng sẽ xuất hiện nhiều tia UV hơn, cơ thể của bạn hấp thụ nhiều hay ít tia UV là nhờ vào cách bảo vệ của bạn, tia UV không gây hại trực tiếp nhưng chúng sẽ tích tụ và gây bỏng nắng, lão hóa, ung thư da khi ở dưới trời nắng liên lục hoặc thường xuyên tiếp xúc dưới ánh nắng mạnh. Chống nắng có nhiều hình thức, từ việc sử dụng kem chống nắng cho đến nón mũ, kiếng mát và quần áo.
Chỉ số chống nắng UPF là gì?
Khác với SPF (Sun Protection Factor) chỉ số chống nắng trong kem chống nắng, UPF (Ultraviolet Protection Factor) là chỉ số thể hiện lượng tia UV có thể tiếp xúc đến da. Khi da bạn được bảo vệ bởi quần áo thì vẫn có một lượng UV xuyên vào da, điều này được kiểm chứng khi bạn đưa vải ra ngoài ánh sáng và nhìn những tia sáng lọt qua, cho thấy vải càng dày càng chống UV tốt hơn loại vải mỏng.
UPF Rating | Protection category | %UV Radiantion blocked |
15, 20 | Good | 93,3 – 95,9 |
25, 30, 35 | Very good | 96,0 – 97,4 |
40, 45, 50, 50+ | Exellent | 97,5 or more |
Chỉ số UPF này càng cao, khả năng chống nắng và tia UV càng tốt. Nếu bạn thấy trên tag của quần áo có ghi số hiệu UPF 50 hoặc 50+ có nghĩa là chỉ 1/50 UV có thể lọt qua còn nếu UPF 15 hoặc dưới 15 thì con số này sẽ lớn hơn đồng nghĩa với việc UV lọt vào da nhiều hơn.
Các yếu tố làm tăng sự cản phá UV cho vải như
Độ khít của vải:Bằng mắt thường nếu chỉ nhìn sơ bạn sẽ không thấy được những mắt li ti của vải mà phải nhờ tới kính hiển vi, các tia sáng cũng vậy chúng có kích thước rất bé nên dễ dang lọt qua

Màu sắc: Màu càng tối thì càng hấp thụ nhiều loại tia hơn, bao gồm của tia UV.
Hóa chất: Có thể thêm hóa chất và thuốc nhuộm có hiệu quả trong việc hấp thụ tia UV để tăng cường UPF.
Loại sợi dệt: Có thể xếp các loại sợi có khả năng chống UV từ cao đến thấp như: Polyester, nilon, len, lụa, cotton, tơ, lanh, vải gai
Quần áo đá banh Fraser Sport – Giải pháp chống UV dành cho cầu thủ
Đặc điểm của nghề cầu thủ là luôn phải hoạt động ngoài trời bất kể trời nắng hay mưa, ngoài cầu thủ chuyên nghiệp những người yêu thích môn thể thao này còn thích trải mình dưới nắng sau những ngày dài ngột ngạt trong phòng làm việc. Tuy là ánh nắng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải lúc nào cũng tốt.

Dễ thấy bằng mắt thường nhất là việc phơi nắng quá lâu khiến da bị bỏng rát đỏ ửng, sạm đen lâu dần hình thành những đốm nâu nhỏ trên da. Như phần trên đã nêu loại vải chống UV tốt nhất là vải poly và nylon nhưng 2 loại vải này thường gây cảm giác nóng, hầm bí cho người mặc vì thế ít được ưa chuộng ngược lại loại cotton có khả năng chống UV cực thấp nhưng lại khá thoáng mát và thấm hút mồ hôi. Vì thế mà ngày nay người ta ra đời rất nhiều loại vải khác nhau, nhờ việc pha trộn các ưu điểm loại bỏ yếu điểm để ra được một loại vải mới ưu Việt hơn.

Tại Fraser Sport loại vải được sử dụng có khả năng chống UV 50+ tức là ít hơn 2.5% tia UV có thể lọt vào da. Vải được đặt dệt này cho người mặc cảm giác mỏng nhẹ, thấm hút nhưng lại không ngậm nước. Chất liệu này được đặt dệt riêng màu sắc phối trộn đẹp mắt phục vụ việc in ấn họa tiết cho những bộ quần áo thiết kế.

Trong bóng đá, và các môn thể thao, người ta thường tối ưu trọng lượng để các cầu thủ tập trung thể lực vào việc chơi bóng. Vì thế Fraser Sport tinh chọn loại vải mỏng nhẹ nhưng vẫn đáp ứng việc chống nắng diện rộng cho các cầu thủ. Quần áo đá bóng thì không thể chống nắng hoàn toàn nhưng bạn có thể sử dụng thêm kem chống nắng cho mặt và tay chân.